Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân ung thư

 

Trả lời: 
Trong những năm gần đây, số người mắc và điều trị ung thư tại các bệnh viện gia tăng. Lý giải cho sự gia tăng này có thể do môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, do thực phẩm không an toàn, chế độ ăn uống không hợp lý, lối sống không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá... Đã từ lâu, nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y, không thể chữa khỏi được. Nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ thì tiên lượng của bệnh lại khá khả quan, trong đó chế độ dinh dưỡng hợp lý làm tăng cường hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi cho người bệnh.
 
Một số yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng với người mắc ung thư
 
Người mắc bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt do họ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, trong khi khả năng ăn uống lại giảm sút. Chán ăn là biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân ung thư do thay đổi tâm sinh lý, do các chất tiết của khối u, của các tế bào miễn dịch và các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể và do những tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị. Khối u còn gây chèn ép, gây đau, có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn. Những trường hợp phẫu thuật khối u vòm họng, miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng, hoặc các tuyến tiêu hóa như ung thư gan - mật, tuyến tụy còn làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng còn do một lượng lớn chất dinh dưỡng bị các tế bào ung thư sử dụng, do tăng cường hoạt động của miễn dịch, do rối loạn chuyển hóa và rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, như hệ thần kinh trung ương, tiêu hóa, nội tiết.
 
Người mắc ung thư nên ăn và không nên ăn gì?
 
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống vì điều này phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp. Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. Cũng cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cũng không nên dùng vitamin B12. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sông hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.
 
Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng. Cần ăn nhiều hoa quả, nhất là đu đủ, dứa, tỏi, rau xanh. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ. Cũng như trong dự phòng và quá trình điều trị ung thư, nên chế biến thực phẩm bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến. Hạn chế ăn thịt, nhất là thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa v.v...), thịt nguội và đồ hộp. Cần từ bỏ thói quen uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá và tăng cường hoạt động thể lực.
 
Những hướng dẫn hiện nay đối với việc nâng cao sức khoẻ tổng quát bao gồm:
 
- Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng với lượng calori hạn chế.
 
- Duy trì cân nặng của cơ thể khoẻ mạnh.
 
- Tập thể dục thường xuyên.
 
- Ăn nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo mỗi ngày.
 
- Ít ăn chất béo và tránh axít béo.
 
- Thường xuyên chọn những loại trái cây giàu chất xơ, rau củ và ngũ cốc.
 
- Ăn ít thức ăn có lượng muối cao. Chọn nhiều thực phẩm chứa nhiều kali (như chuối, rau bina và khoai tây).
 
- Những ai thích những thức uống có chứa cồn nên uống điều độ  Một số bệnh nhân hoàn toàn không sử dụng thức uống có cồn.
 
- Giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, trữ và ăn uống.
 
Có nên dùng thuốc đông y cho người bệnh ung thư không?
 
Có một số thảo dược có tác dụng trong phòng chống ung thư như tỏi ta, dừa cạn, gấc, đu đủ, tam thất, nhân sâm, nấm linh chi v.v... Tuy nhiên cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và bác sĩ y học cổ truyền để xác định thời điểm, liều lượng và cách dùng sao cho việc điều trị an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
 
Ngoài ra, chăm sóc tâm lý và điều trị hỗ trợ cũng có vai trò hết sức quan trọng. Thường thì người mắc ung thư và gia đình có thể có những rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, quá lo lắng, sợ hãi, buồn phiền không những ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. 
 
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

 

Chia sẻ qua :

 

Tin mới nhất
Các tin cũ hơn

Lịch làm việc

Thứ 2, Thứ 4, Thứ 6:  Từ 8h30 - 16h

Thứ 7, Chủ nhật từ 8h30 -17h

Thứ 3 và Thứ 5 : Phòng khám nghỉ

Để biết thêm lịch khám LH: 0912.325.467 

Hotline: 091.232.5467

x

"Để lại số điện thoại, Phòng khám đa khoa K-Hướng Dương sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật.
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số:
024. 3279. 7799 - 024. 322. 722. 99 "