Cách chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư phổi

 

 

Lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư phổi

Hầu hết bệnh nhân ung thư phổi khi điều trị bệnh đều gặp những vấn đề liên quan đến việc ăn uống. Những bệnh nhân điều trị bằng phương pháp xạ trị thường than phiền rằng họ rất khó khăn khi nuốt thức ăn. Bệnh nhân điều trị bằng hóa chất thì thường xuyên cảm thấy chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, mất khẩu vị,… Vì vậy, chế độ ăn uống điều độ là rất đáng quan tâm đối với những người đang chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi.

người bệnh ung thư phổi nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa

người bệnh ung thư phổi nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa

Thông thường, bệnh nhân ung thư phổi được xạ trị vùng ngực thường gặp những vấn đề về thực quản với những tình trạng phổ biến hay gặp như ăn không ngon, buồn nôn và nôn, đau và khó chịu ở cổ họng, khó nuốt,… Bởi vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất và dễ tiêu hóa không chỉ giúp người bệnh thấy ngon miệng hơn, nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mà còn góp phần làm giảm tác dụng phụ do xạ trị mang lại.

Người bệnh ung thư phổi nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng và nhạt; những loại thực phẩm họ nên tránh là: các loại thực phẩm, hoa quả chua, cay hoặc những loại thực phẩm thô, có cạnh sắc như bánh quy, trái cây cứng,… Tuy vậy, bạn luôn cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ calo mỗi ngày cho bệnh nhân để duy trì năng lượng cần thiết. Một vài lời khuyên về việc chuẩn bị thức ăn sau đây có thể giúp cho người bệnh có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và ngon miệng.

Cách chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư phổi

  • Với món rau: thay vì luộc, xào thông thường, bạn hãy thay đổi cách chế biến bằng cách hấp rau – giúp món rau mềm hơn, đảm bảo giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất so với các phương pháp điều trị khác, hỗ trợ người bệnh nhai nuốt dễ dàng hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • bệnh nhân ung thư phổi nên ăn thực phẩm lỏng

    bệnh nhân ung thư phổi nên ăn thực phẩm lỏng

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, có thể là 5 – 7 bữa, thay vì 3 bữa như thông thường để giúp người bệnh luôn duy trì được lượng calo cần thiết cho các hoạt động của cơ thể diễn ra nhịp nhàng hơn.
  • Chế biến những món ăn thành dạng lỏng, hơi đặc nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng để người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn và dễ nuốt hơn. Ví dụ: bạn có thể nấu soup khoai tây nghiền cùng kem tươi hoặc hải sản thay vì canh khoai, canh hải sản thông thường, vừa nhiều dinh dưỡng vừa dễ nuốt hơn. Cách khác, thay vì một ly sữa, bạn có thể làm sữa trứng hay những món ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng khác.
  • Uống nhiều nước trong suốt cả ngày để tăng hoạt động trao đổi chất của cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn.
  • Chế biến món ăn nhạt, thanh đạm, giảm gia vị và chất béo để bệnh nhân giảm bớt triệu chứng buồn nôn.
  • Các món ăn cần có nhiệt độ vừa phải để người bệnh dễ nuốt hơn.
     
Chia sẻ qua :

 

Lịch làm việc

Thứ 2, Thứ 4, Thứ 6:  Từ 8h30 - 16h

Thứ 7, Chủ nhật từ 8h30 -17h

Thứ 3 và Thứ 5 : Phòng khám nghỉ

Để biết thêm lịch khám LH: 0912.325.467 

Hotline: 091.232.5467

x

"Để lại số điện thoại, Phòng khám đa khoa K-Hướng Dương sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật.
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số:
024. 3279. 7799 - 024. 322. 722. 99 "