Chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng
1. Chẩn đoán bệnh:
a. Triệu chứng cơ năng:
- Hội chứng lỵ: mót rặn, đau quặn bụng, ỉa phân nhầy mũi hay gặp ở ung thư đại tràng sigma, trực tràng, hậu môn.
- Hội chứng ỉa lỏng nhầy mũi, bán tắc ruột chướng bụng, đau quặn, khi đánh hơi thì hết hay gặp ở các khối u đại tràng phải.
- Hội chứng táo bón, bán tắc ruột dần dần, rồi đi tới tắc ruột hoàn toàn, hay gặp ở ung thư đại tràng trái.
Khối u: Khi sờ thấy khối u qua thành bụng thì ung thư đã ở giai đoạn muộn. Thực tế hay gặp như vậy. Thăm trực tràng có thể thấy u (50% ung thư ruột già nằm ở trực tràng).
b. Thăm khám cận lâm sang:
- Chụp barite khung đại tràng.
- Nội soi trực tràng hay đại tràng.
- Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm trong lòng ruột.
- Chụp cắt lớp vi tính.
- Các test sinh hóa phát hiện kháng nguyên ung thư hoặc chụp xạ hình nhấp nháy bằng kháng thể đơn dòng gắn phóng xạ Iridium 111.
2. Sàng lọc và phát hiện sớm:
Ở một số nước trên thế giới tiến hành soi máu trong phân định kỳ ở nhóm người có nguy cơ cao. Sau đó tiến hành soi đại tràng Sigma hoặc toàn bộ đại tràng. Ở Việt Nam, việc thăm dò trực tràng bằng tay khi có hội chứng lị dai dẳng giúp cho chẩn đoán sớm ung thư trực tràng với hiệu quả cao. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra điểm hướng dẫn sàng lọc ung thư đại trực tràng:
- Trong các khám về tiêu hóa thường quy, cần thăm trực tràng.
- Sau 50 tuổi, xét nghiệm máu trong phân, soi trực tràng, đại tràng sigma 3-5 năm một lần.
- Cần chú ý các đối tượng có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình bị mắc ung thư đại trực tràng, hoặc Polip hoặc có tiền sử bệnh đại tràng viêm nhiễm.
Ghi nhận ung thư Hà Nội cho thấy Ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 5 trên cả hai giới. Cơ cấu bữa ăn người Việt Nam đang thay đổi theo hướng giàu đạm mỡ động vật hơn. Hiểu biết tốt hơn về bệnh học Ung thư đại trực tràng, đặc biệt về những kinh nghiệm phòng bệnh, phát hiện sớm, chắc chắn sẽ giảm được tỷ lệ chết do căn bệnh phổ biến này.