6 Thực phẩm không tốt như bạn vẫn nghĩ

Có những đôi giày thể thao được thiết kế riêng cho những hoạt động ngoài trời nhưng đôi khi lại không hợp thời trang! Thực phẩm cũng thế, có những loại đồ ăn bạn nghĩ là tốt cho sức khỏe và cân nặng, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Dưới đây là một số loại đồ ăn như thế và cách sử dụng thông minh để hạn chế tổn thất cho sức khỏe. 

 
1. Thanh năng lượng 
 
 
 
 
Thanh năng lượng là loại thực phẩm được chế biến bằng cách nén các thành phần dinh dưỡng thành một thanh hình thỏi như thanh kẹo sô-cô-la, thanh lương khô... Thanh năng lượng thường được quảng cáo có nhiều vitamin và khoáng chất nhưng đây không thật sự là một sự lựa chọn lành mạnh. 
 
Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Sari Greaves ở New Jersey, Mỹ cho biết, thanh năng lượng có thể được đóng gói với bột mì trắng với xi-rô bắp, fructose cao và các chất làm ngọt khác. Nếu bạn ăn chúng ngoài bữa ăn thì có thể nạp thêm 300 đến 400 calo trong ngày mà hầu như không có khả năng tiêu hao hết.
 
Biện pháp thông minh: Bạn nên chọn thanh có ít thành phần và bắt đầu với một loại ngũ cốc như gạo nâu, bột mì nguyên hạt hoặc bột yến mạch nguyên chất. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng thanh năng lượng đó ít hơn 15 gram đường, ít hơn 2 gram chất béo bão hòa, ít nhất 3 gram chất xơ và ít nhất 5 gram protein.
 
2. Ngũ cốc ăn sáng granola
 
 
Granola là một loại ngũ cốc ăn sáng phổ biến của người Mỹ, được làm từ yến mạch  hoặc ngũ cốc khác, các loại hạt khô, trái cây khô… được nướng cho giòn thơm. Nhiều người nghĩ rằng granola rất có lợi cho sức khỏe nhưng sự thật lại không phải vậy vì hầu hết các loại ngũ cốc này có quá nhiều đường và rất ít chất xơ. Chỉ cần một cốc granola cũng có 600 calo, tương đương 1/3 lượng calo cần thiết cho phụ nữ mỗi ngày.
 
Biện pháp thông minh: Bạn nên chọn một loại ngũ cốc có cùng một dạng sản xuất như granola nhưng chứa nhiều chất xơ hơn đường và thêm ½ muỗng canh quả óc chó và quả berry để tạo vị ngọt. Nếu bạn không thể bỏ granola, hãy rắc một lượng nhỏ (ít hơn một phần tư chén) lên sữa chua không béo với một số quả việt quất hoặc một nửa cốc cắt lát dâu tây.
 
3. Sinh tố
 
 
Trái cây rất tốt với sức khỏe nhưng sinh tố thì không hẳn như vậy. Nguyên nhân do thành phần chính của sinh tố là nước ép trái cây có tác dụng bổ sung calo mà không cung cấp chất xơ (có nhiều từ trái cây tươi). Hơn nữa, sinh tố còn chứa thêm đường hoặc sữa chua để tăng hương vị và chứa khoảng 400-600 calo nhưng lại không làm bạn no bụng nên chỉ thời gian ngắn sau sẽ khiến bạn đói và cần nạp thêm năng lượng.
 
Biện pháp thông minh: Nếu bạn phải di chuyển, hãy chọn sữa chua ít béo và một loại trái cây. Nếu ở nhà, bạn hãy thử công thức dinh dưỡng thay thế sinh tố của chuyên gia: trộn sữa chua ít béo, sữa tươi không béo cùng một phần trái cây và một thìa canh hạt lanh.
 
4. Đồ uống vitamin, đồ uống thể thao và đồ ngọt khác
 
 
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy uống nhiều thức uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như bệnh tim và đái tháo đường. Trên thực tế, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người chỉ nên dùng không quá 6,5 muỗng đường mỗi ngày. Nhưng phần lớn chúng ta vượt xa điều đó. Từ năm 1970 đến năm 2005, lượng đường ăn được nhập khẩu của người Mỹ ở mức trung bình tăng 20%, phần lớn là từ đồ uống. Với sự gia tăng này, bạn có thể tiêu thụ thêm từ 22 đến 30 muỗng cà-phê đường, tương đương 350-475 calo mỗi ngày.
 
Biện pháp thông minh: Khi đến nhà hàng, bạn hãy hỏi những đồ uống không ngọt như trà đá và nếu muốn thì thêm một chất làm ngọt không chứa calo như Splenda. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm các loại đồ uống chứa vitamin không chứa đường. 
 
5. Thực phẩm không chứa chất béo
 
 
Đối với hầu hết mọi người đều xem thực phẩm không chứa chất béo là an toàn với cân nặng và ăn nhiều hơn. Nhưng thực tế đây là một vấn đề đặc biệt phiền phức bởi vì khi tách chất béo ra khỏi thực phẩm, nhà sản xuất thường phải cho thêm đường và natri để thay thế hương vị. 
 
Hơn nữa, các loại chất béo thích hợp thực sự cần thiết cho sức khỏe với một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp hương vị thật, giảm nguy cơ bệnh tim, đem lại cảm giác no bụng và thậm chí làm tâm trạng trở nên phấn chấn. Chính vì vậy, sử dụng thực phẩm không chứa chất béo hoàn toàn chưa chắc đã là lựa chọn đúng đắn.
 
Biện pháp thông minh: Nên lựa chọn các sản phẩm sữa như sữa tươi, pho mát và sữa chua chứa hoàn toàn hoặc ít chất béo. Khi chế biến salad, không nên dùng loại nước sốt không chứa chất béo nhưng lại chứa natri và đường mà nên thay vào đó hai muỗng dầu oliu với nước chanh hoặc giấm.
 
6. Salad
 
 
Nhiều người cho rằng salad ít năng lượng và là đồ ăn thích hợp để duy trì cân nặng. Nhưng hãy cân nhắc lại vì thực tế là, nhiều salad được đóng gói với những gia vị không lành mạnh, chẳng hạn như pho mát (100 calo trong 4 viên súp), thịt xông khói, kem trộn và mẩu bánh mỳ nhỏ. 
 
Biện pháp thông minh: Khi bạn ăn ở nhà hàng, luôn yêu cầu có gia vị bên cạnh và lựa chọn để trộn với rau xanh tự làm món salad. Nếu có salad trộn sẵn, nên bỏ qua bất cứ thứ gì trộn với mayonnaise, chẳng hạn như cá ngừ hoặc salad trứng. Tại nhà, chế biến salad có thể dùng trái cây tươi ngon như quả lê hoặc cam, quýt trộn với ớt xanh, hành tây, rau diếp và cà chua.
Chia sẻ qua :

 

Tin mới nhất
Các tin cũ hơn

Lịch làm việc

Thứ 2, Thứ 4, Thứ 6:  Từ 8h30 - 16h

Thứ 7, Chủ nhật từ 8h30 -17h

Thứ 3 và Thứ 5 : Phòng khám nghỉ

Để biết thêm lịch khám LH: 0912.325.467 

Hotline: 091.232.5467

x

"Để lại số điện thoại, Phòng khám đa khoa K-Hướng Dương sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật.
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số:
024. 3279. 7799 - 024. 322. 722. 99 "