Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu và có chữa được không?
Có lẽ sẽ thật không may mắn cho bạn nếu căn bệnh ung thư gan đang gặp phải ở giai đoạn cuối, ung thư gan giai đoạn cuối sẽ đồng nghĩa với việc khả năng và thời gian sống sẽ rất ngắn.
Cũng như các căn bệnh ung thư khác, ung thư gan cũng trải qua một quá trình dài phát triển, từ những tổn thương thông thường rồi các tác nhân gây bệnh tấn công ồ ạt gây nên những tổn thương nghiêm trọng và cuối cùng là phá hủy hoàn toàn chức năng của gan.
Mặc dù, cơ hội sống của người bệnh ung thư gan thời kỳ cuối còn rất ít, nhưng nếu người bệnh muốn kéo dài thời gian sống thì vẫn hoàn toàn có thể. Để làm được điều này, người bệnh phải nám bắt một số những thông tin quan trọng liên quan đến căn bệnh ung thư gan ở giai đoạn muộn này.
Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ngăn chặn ung thư gan
Theo số liệu thống kê cho biết, tỷ lệ sống của người bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối rất thấp, hầu hết người bệnh chỉ sống được nhiều nhất là 6 tháng từ khi phát hiện bệnh, có người tử vong sau đó 1 tháng.
Mặc dù, các bác sĩ vẫn luôn cố gắng đưa ra các phương pháp chữa trị để giúp người bệnh, song chúng ta cũng biết rằng, gan là một cơ quan có kích thước lớn và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, vấn đề lá gan bị phá hủy hoàn toàn các chức năng đã làm cho toàn bộ các hoạt động bên trong cơ thể bị ngưng trệ, cộng thêm những lo lắng về bệnh đã khiến cho sức khỏe của người bệnh tụt dốc nghiêm trọng. Đó chính là lý do khiến thời gian sống của ung thư gan ở giai đoạn cuối khá thấp.
Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu như ở thời kỳ đầu, tế bào khối u còn khá nhỏ và chỉ tập trung ở trong gan thì người bệnh có thể thực hiện các biện pháp để loại bỏ. Nhưng khi ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã gia tăng kích thước và di căn tới rất nhiều các cơ quan khác trong cơ thể, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hầu hết các biện pháp được thực hiện chỉ giúp người bệnh kéo dài được thời gian sống mà không thể loại bỏ được hoàn toàn khối u gây bệnh.
Theo như kết quả nghiên cứu thực tế cho biết, hiệu quả điều trị bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần của người bệnh. Nếu có một suy nghĩ tích cực và tinh thần thoải mái hiệu quả điều trị sẽ tăng lên rất nhiều, người bệnh cũng có thời gian sống lâu hơn.
Chuyên gia giải đáp: Ung thư gan giai đoạn đầu có chữa được không?
Ung thư gan giai đoạn cuối có biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện ung thư gan giai đoạn cuối
Ung thư gan giai đoạn cuối triệu chứng khá rõ nét, nếu như ở giai đoạn đầu người bệnh dễ nhầm lẫn các triệu chứng với các căn bệnh khác nhưng khi ở giai đoạn quá muộn này các triệu chứng xuất hiện đã hoàn toàn khẳng định được đó là triệu chứng của ung thư gan. Một số các dấu hiệu điển hình của ung thư gan giai đoạn cuối có thể kể đến như:
- Mệt mỏi
- Đau ở hạ sườn bên phải
- Bụng to dần lên
- Sốt cao
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Đau nhức xương
- Buồn nôn,…
Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu này một cách rõ ràng và người bệnh cũng cảm thấy được sự đi xuống của sức khỏe thì nên lập tức đến các cơ sở y tế để kiểm tra để sớm có biện pháp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời giúp đảm bảo được thời gian sống lâu dài cho người bệnh.
Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?
Câu trả lời là không, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được khả năng lây lan của ung thư gan nói chung và ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua ăn uống chung, tiếp xúc gần gũi, sống chung, hôn hay thậm chí là quan hệ tình dục.
Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm để sống chung và chăm sóc sức khỏe cho những người bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối.
Ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?
Ung thư gan giai đoạn cuối
Có lẽ, nhiều người bệnh sẽ bỏ qua vấn đề ăn uống trong chăm sóc người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bởi ai cũng nghĩ rằng thời gian sống của người bệnh cũng không còn được nhiều nên ăn uống như thế nào cũng được, người bệnh thích gì thì cho ăn món đó.
Nhưng trên thực tế, để có thể kéo dài được thời gian sống cho người bệnh thì chế độ ăn uống phải được đảm bảo, thực đơn ăn uống phải đảm bảo được các nguồn dưỡng chất. Bởi lúc này, khi gan bị tổn thương trầm trọng, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ không còn được đảm bảo, cơ thể sẽ bị thiếu chất và người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi và suy kiệt về sức khỏe.