5 sự thật về bệnh ung thư hơn 20.000 người Việt mắc mỗi năm

5 sự thật về bệnh ung thư hơn 20.000 người Việt mắc mỗi năm

1. Mỗi năm nước ta có hơn 20.000 người mắc ung thư phổi

 
 
 
 
Thông tin từ Bệnh viện K, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
 
Một trong những nguyên nhân chính khiến ung thư phổi trở thành vấn đề y tế nhức nhối của Việt Nam là vì nước ta có tỉ lệ hút thuốc lá ở mức báo động.
 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% nam giới và 1,8% nữ giới. Ngoài ra, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam cũng rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm tại nơi làm việc.
 
2. Nguyên nhân mắc ung thư phổi là sự kết hợp của nhiều yếu tố
 
5 sự thật về bệnh ung thư hơn 20.000 người Việt mắc mỗi năm - 2
 
 
 
Mặc dù hút thuốc lá là tác nhân liên quan đến 80% các trường hợp ung thư phổi trên toàn cầu, nhưng ung thư phổi trong cộng đồng người không hút thuốc cũng xếp thứ 6 trong những cái chết về ung thư.
 
Có nhiều nguyên nhân khiến người không hút thuốc mắc ung thư phổi, ví dụ như:
 
- Phơi nhiễm với khí radon phát ra từ đất hoặc vật liệu xây dựng.
 
- Phơi nhiễm với khí thải nhiên liệu hóa thạch, amiăng hoặc các hóa chất công nghiệp.
 
- Hút thuốc lá gián tiếp.
 
- Ô nhiễm không khí.
 
Theo các chuyên gia, mặc dù những nhân tốt này đều có thể tự mình gây ung thư thư phổi, nhưng các ca bệnh thường là kết quả của sự tương tác giữa nhiều nhân tố.
 
Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia Mỹ, nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người hút thuốc sẽ tăng lên rất nhiều nếu họ đồng thời phơi nhiễm với khí radon. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, sự kết hợp giữa thói quen hút thuốc và phơi nhiễm amiăng cũng dẫn đến hệ quả này.
 
3. Gen có vai trò trong nguy cơ khởi phát ung thư phổi
 
5 sự thật về bệnh ung thư hơn 20.000 người Việt mắc mỗi năm - 3
 
 
 
Không chỉ tác động từ môi trường bên ngoài, các nhà khoa học còn khám phá ra một lý do ngay bên trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, đó là gen.
 
Theo đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics đã xác định 3 kiểu gen (2 kiểu gen trên nhiễm sắc thể số 6 và 1 kiểu gen trên nhiễm sắc thể số 10) có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ở những phụ nữ châu Á không hút thuốc.
 
Ngược lại, một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Cancer phát hiện, kiểu gen NFKB1 có khả năng làm giảm 21-44% nguy cơ khởi phát ung thư phổi. Theo giải thích của nhóm tác giả, loại protein được tổng hợp dựa trên gen này đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm cũng như đáp ứng miễn dịch, bằng cách điều hòa biểu hiện gen, sự chết tế bào và sản sinh tế bào. Trong khi đó, phản ứng viêm quá mức từ lâu đã được xác định là mầm mống của ung thư.
 
4. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, chụp CT sẽ là công nghệ tầm soát ung thư phổi hiệu quả
 
5 sự thật về bệnh ung thư hơn 20.000 người Việt mắc mỗi năm - 4
 
Nhấn để phóng to ảnh
 
Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, chìa khóa để chống lại ung thư phổi chính là phát hiện nó ở giai đoạn sớm nhất, cũng là lúc việc điều trị có hiệu quả nhất.
 
Thống kê đã chỉ ra rằng, tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi chưa di căn có thể lên đến 80-90%. Tuy nhiên, con số này lại giảm xuống chỉ còn 2% trong trường hợp phát hiện bệnh sau khi khối u đã di căn sang phần khác của cơ thể.
 
Bản thân chính bệnh nhân lại rất khó nhận ra khối u mà mình mang trong người, bởi ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu cảnh báo thường khá mờ nhạt và không điển hình.
 
Do đó, khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kì là cách tốt nhất để giúp bạn đối phó với căn bệnh này. Chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp là sự sự lựa chọn hàng đầu khi muốn phát hiện sớm ung thư phổi. Các tổ chức y tế đã thống kê được rằng, những người đã hoặc đang nghiện thuốc nặng có thể giảm 20% nguy cơ tử vong vì ung thư phổi, nếu tập thói quen định kì chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp, so với những người chỉ tầm soát bằng chụp X-quang ngực.
 
5. Có thể cắt bỏ ung thư phổi với vết rạch chỉ 4 cm
 
 
 
Các khối u phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể phẫu thuật cắt bỏ, giúp điều trị hiệu quả. Với công nghệ hiện đại, chúng ta đã có thể thực hiện việc này thông qua công nghệ mổ nội soi với khả năng hạn chế tối đa xâm lấn.
 
Phẫu thuật nội soi ngực có video hỗ trợ (VATS) là công nghệ phẫu thuật tiên tiến hàng đầu cho các bệnh lý ở lồng ngực và phổi. Thay vì những vết mổ dài trong phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật nội soi chỉ để lại những vết mổ rất nhỏ trên cơ thể bệnh nhân. VATS sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là ống soi lồng ngực (thoracoscope). Đó là một ống mỏng có đèn chiếu sáng ở một đầu để đưa vào trong lồng ngực người bệnh. Nó có nhiệm vụ truyền hình ảnh về một thị kính hoặc màn hình video để giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ bên trong lồng ngực.
 
VATS có rất nhiều ưu điểm so với phương pháp mổ truyền thống. Trước hết, đường mổ rất nhỏ (4-6 cm), không gây xâm lấn hay tổn thương nhiều đến các tổ chức, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh. Tuy nhiên, ưu điểm quan trọng nhất là tiếp cận được những chỗ rất sâu mà mổ mở không tới được, ít tổn thương tổ chức lành và có thể làm rất tỉ mỉ, giúp giải quyết bệnh một cách triệt để.
 
Chia sẻ qua :

 

Tin mới nhất
Các tin cũ hơn

Lịch làm việc

Thứ 2, Thứ 4, Thứ 6:  Từ 8h30 - 16h

Thứ 7, Chủ nhật từ 8h30 -17h

Thứ 3 và Thứ 5 : Phòng khám nghỉ

Để biết thêm lịch khám LH: 0912.325.467 

Hotline: 091.232.5467

x

"Để lại số điện thoại, Phòng khám đa khoa K-Hướng Dương sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật.
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số:
024. 3279. 7799 - 024. 322. 722. 99 "